Sự Thật Về Mật Ong Và Những Lời “Quảng Cáo Có Cánh” Với Mật Ong Rừng

Như bạn đã biết, mật ong trên thị trường hiện nay có rất rất nhiều loại, rất nhiều giá bán, rất nhiều nơi bán và rất nhiều thông tin mà độ đúng sai thì không ai chứng thực. Với bài viết này, nhà Mật sẽ giúp bạn giải đáp một vài trong số đó có liên quan tới mật ong rừng, mật ong nuôi cũng như câu hỏi mình rất hay gặp, rằng “có phải mật ong đắt tiền mới là tốt?”. Chúng ta bắt đầu thôi.

#1. Mật ong có những loại nào?

Tại Việt Nam, mật ong được biết đến có 2 loại là mật ong rừng và mật ong nuôi. Đặc điểm khác biệt rõ nhất của 2 loại mật ong này là hình thức khai thác.

Với mật ong rừng, người dân sẽ tự phát đi vào rừng và khai thác mật ong quanh năm, tùy vào loại hoa và lá trong thời gian khai thác mà mùi vị và độ đậm đặc của mật ong rừng không ổn định. Thêm vào đó, cách khai thác vắt tay tự nhiên thường không đảm bảo vệ sinh và nguy cơ ngộ độc thực phẩm khá cao (do nguồn hoa rừng sẽ có rất nhiều loại hoa hoặc lá cây có độc tính không được xử lí). Do hình thức khai thác cá nhân, nên giá mật ong rừng thường bị đẩy lên rất cao, giao động từ 750.000 – 1.500.000vnđ/ lit. Chính vì giá cao như vậy, tỉ lệ mật ong rừng “giả” trôi nổi khá nhiều trên thị trường. 

Mình không nói rằng mật ong rừng không tốt nhé, chỉ là hãy tỉnh táo và tìm nơi mà bạn tin tưởng để mua bạn nha. 

Note kinh nghiệm: Bạn cũng đừng vội tin 100% vào những lời quảng cáo của người đồng bào miền núi bán mật ong rừng xung quanh rừng nhé, trong chuyến vào rừng mình đã thấy người dân mang mật trong gùi sẵn, rồi cả ngày vào rừng, chiều bưng ra đứng bán và nói đó là mật mới lấy trong rừng. Nhiều trò thiệt chứ 🙂

Với mật ong nuôi (theo tên gọi thường thấy), thì tên chính xác hơn là mật ong nguyên chất là bởi theo nghiên cứu tập tính động vật, thì con người không thể nuôi ong theo nghĩa đen (nghe lạ chưa). Để mình phân tích rõ hơn ở phần này:

Người nuôi ong thực chất là những người nắm rõ tập tính tìm hoa lấy mật của đàn ong. Họ sẽ di chuyển các thùng ong đến các vùng có hoa đặc trưng (ví dụ như mật ong nhà Mật được lấy từ các thùng ong đặt trong rừng hoa cà phê ở Daklak vào mùa hoa cà phê nở rộ từ tháng 1 đến tháng 3). Ở đây, đàn ong sẽ thỏa thích lấy mật từ các bông hoa cà phê trắng ngần, và chất lượng mật ong sẽ được đảm bảo hoàn toàn bởi vùng bán kính 3-5km 100% là hoa cà phê.

Vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, mật ong thu về sẽ có màu cánh gián đậm hơn so với mật thu hoạch vào đầu mùa hoa, bởi độ ngọt và độ chín của hoa lúc này đạt tới chất lượng cao nhất, từng giọt mật keo lại và sóng sánh nhìn rất đẹp mắt. Còn hương vị thì…tuyệt vời.

Để rõ hơn, bạn có thể xem qua bảng phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi đơn giản nhất ở đây.

#2. Còn thời gian còn lại thì sao? Đàn ong sẽ đi đâu về đâu? 

Khi vụ hoa cà phê kết thúc (thường khoảng cuối tháng 4), đàn ong sẽ được di chuyển đến các vùng có hoa khác, như các bác nông dân của nhà Mật sẽ di chuyển đến vùng phía bắc, nơi mà bắt đầu các vụ hoa trái cây khác như nhãn, vải bắt đầu vào mùa. Chính vì vậy, mà mật ong nguyên chất sẽ có rất nhiều mùi vị như: Hoa cà phê, hoa nhãn, bạc hà, xuyến chi,…

Vào thời điểm mùa mưa, khi không có hoa. Đàn ong sẽ được giữ trong tổ và các bác nông dân sẽ để 1 lượng mật ong vào đó để duy trì đàn ong sống. Vào thời điểm này, tuyệt nhiên sẽ không khai thác mật ong.

#3. Có phải mật ong càng đắt thì càng tốt?

Như phân tích ở 2 mục trên, chất lượng của mật ong phải do giá bán quyết định hoàn toàn. Chất lượng mật ong tốt phải đảm bảo 2 tiêu chí: 100% nguyên chất và hàm lượng dinh dưỡng có trong loại mật ong đó.

Tùy vào loại mật ong, mà giá trị hàm lượng dinh dưỡng và mùi vị cũng khác nhau. Dưới đây là bảng tham khảo giá trị dinh dưỡng cơ bản của mật ong.

Vậy đó, giá cả không phải là điều cốt lõi quyết định chất lượng của mật ong. Hãy tìm nơi uy tín để đặt niềm tin bạn nhé, niềm tin rất quan trọng vì khi bạn tin sản phẩm bạn sử dụng, thì dưỡng chất trong đó mới được hấp thu hoàn toàn (còn nếu mua mà tâm lý lo ngại, nghi ngờ thì công dụng dẫu có thì bạn cũng để sự nghi ngờ lấn át rồi, tiền mất lại còn mua sự nghi ngờ). Phải vậy không nào?

#4. Cách phân biệt mật ong thật giả

Cách 1: Lựa chọn nơi mua mật ong uy tín

Vì sao nhà Mật đưa cách này lên đầu tiên, bởi vì người ta có câu “người mua mua nhầm, chứ người bán không hề bán nhầm” là có lí do. Chỉ khi đặt niềm tin đúng chỗ, thì chúng ta mới mua được mật ong chất lượng.

Tại nhà Mật, 100% mật ong từ trang trại ong Sim Tú với 20 năm kinh nghiệm chăm sóc ong, đảm bảo sản phẩm đến tay bạn luôn là nguyên chất nhất.

Nếu bạn đã có sẵn một chai mật trong tủ, bạn cũng có thể thử theo một vài cách thông dụng dưới đây (những cách này chỉ phân biệt được độ đặc loãng của mật ong – và mức độ tương đối về việc chai mật ong có bị pha hay không)

Cách 2: Nhận biết mật ong thật bằng đun lên lửa:

Lấy một chút mật ong cho vào chảo nóng sên lên, nếu mật ong giả có pha đường sau khi sên cạn sẽ thấy đường vón cục lại. Mật ong thật sên cạn khô cũng không thấy vón đường.

Phân biệt mật ong thật giả bằng cách đun lên lửa

Khác với hiện tượng mật ong nguyên chất bị kết tinh (đóng đường), đem kết tinh đó đi sên trên chảo thì các kết tinh đó cũng tan chảy ra. Nếu kết tinh đó sau khi sên bị cô lại thì đó chính là đường chứ không phải đường kết tinh tự nhiên của mật ong nguyên chất.

Cách 3: Thử bằng giấy thấm

Nhỏ 1 giọt mật ong lên giấy thấm dầu/ khăn giấy. Nếu giọt mật vo tròn và tan chậm hoặc không tan thì đó chính là mật ong thật. Ngược lại, nếu mật nhanh chóng loãng ra và thấm vào giấy thì đó không phải là mật ong nguyên chất.

Trong mật ong có đến 17.2% là nước và lượng nước này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại mật và cả mùa thu hoạch. Do đó, mức độ tan của mật trên giấy thấm còn có thể kiểm tra được độ đậm đặc của mật ong.

Cách 4: Thử mật ong bằng cách cho vào tủ lạnh

Đổ một lượng vừa phải mật ong vào hũ đựng thủy tinh rồi cho chúng vào ngăn đá của tủ lạnh 7 giờ đến 1 ngày.

Phân biệt mật ong thật giả bằng cách cho vào tủ lạnh

Khi bạn lấy mật ong ra khỏi tủ lạnh và thấy chúng đặc lại nhưng rất cứng thì nghĩa là mật ong đã bị pha tạp không còn nguyên chất nữa.

Còn mật ong thật cũng sẽ đặc lại nhưng lại có độ dẻo như kẹo kéo, kẹo mạch nha chứ không hề cứng và dễ gãy, vỡ như mật ong giả, mật ong đã được pha.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *