Rơ Lưỡi Cho Trẻ Sơ Sinh Bằng Mật Ong Được Không? Lời Khuyên Của Bác Sĩ

Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều gia đình thường sử dụng mật ong rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi trẻ mắc các bệnh nấm lưỡi. Vậy cách làm này đúng hay sai, lời khuyên của bác sĩ trong vấn đề này là gì?

Rơ lưỡi cho bé bằng mật ong có tốt không?

Mật ong được sử dụng trong dân gian để rơ lưỡi cho trẻ bởi:

Mật ong nguyên chất chỉ chứa 17% nước, phần còn lại là đường fructose và glucose. Với lượng đường cao và lượng nước thấp như vậy, vi khuẩn và vi nấm không thể xâm nhập và phát triển. 

Mật ong có tính axit yếu do loài ong thêm vào mật loại đường glucose được oxy hóa, có tác dụng ngăn vi khuẩn phát triển. Phân tử đường glucose này khi thủy phân tạo hydrogen peroxide có khả năng phá hủy thành tế bào vi khuẩn, vi nấm và tiêu diệt chúng.

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Chuẩn bị:

Trước khi đeo gạc, mẹ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc cồn y tế sau đó đeo gạc và giữ trẻ theo hướng dẫn:

Đeo gạc vào ngón tay trỏ tay thuận. Chấm ngón tay vào mật ong nguyên chất (khoảng 1 thìa cà phê mật ong).

Cho trẻ ngả đầu vào tay còn lại và giữ cố định trẻ.

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Để đảm bảo làm sạch toàn khoang miệng và tránh vi khuẩn, vi nấm lây lan, mẹ nên đánh tưa lưỡi cho trẻ bằng mật ong theo thứ tự sau:

  • Rơ 2 bên nướu, mát xa theo chuyển động tròn.
  • Rơ 2 bên má và vòm họng.
  • Rơ lưỡi từ trong ra ngoài, vuốt theo 1 hướng.

Mật ong nguyên chất có tính kháng khuẩn và vi nấm. Có tác dụng diệt các loại nấm, trong đó có nấm làm tưa lưỡi ở trẻ.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng. Việc sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ chỉ áp dụng cho trẻ > 1 tuổi. Trẻ sơ sinh (<1 tuổi) sức đề kháng còn non nớt, việc sử dụng mật ong sẽ gây ảnh hưởng có thể làm bé bị ngộ độc, gây ảnh hưởng tới thần kinh cơ và liệt.

Tóm lại, chỉ sử dụng mật ong cho trẻ > 1 tuổi.

Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh < 1 tuổi

Rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý được đánh giá là an toàn và hiệu quả nhất, không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Mẹ cần lưu ý thực hiện đúng các cách sau.

Chuẩn bị

– Một miếng gạc thanh trùng.

– Nước muối sinh lý (0,9% Natriclorid).

– Nước lọc và 2 chén nhỏ.

Cách làm:

– Mẹ rửa sạch tay trước khi rơ lưỡi cho bé.

– Đổ nước muối sinh lý ra chén nhỏ, sau đó luồn miếng gạc để rơ lưỡi vào ngón tay trỏ rồi chấm vào chén nước muối sinh lý đã chuẩn bị. Lưu ý, chấm ướt 2/3 ngón tay trỏ.

– Một tay mẹ bế bé ngửa vào lòng chắc chắn, đưa ngón tay có đeo gạc đặt vào miệng trẻ. Lưu ý có thể nói chuyện cho bé cười để dễ đưa ngón tay đeo gạc vào miệng bé hơn.

– Sau đó dùng ngón tay trỏ đã đeo gạc mềm mại rơ lưỡi cho trẻ từ hai bên má, lợi rồi bắt đầu làm sạch vùng lưỡi.

– Mẹ nên thường xuyên đưa ngón tay đeo gạc ra ngoài chấm vào chén nước lọc.

– Mỗi gạc chỉ được sử dụng 1 lần.

– Không đưa ngón tay quá sâu vào trong miệng trẻ vì trẻ nhỏ dễ bị nôn trớ.

Bệnh tưa lưỡi rất dễ tái phát nên sau khi hết triệu chứng vẫn phải tiếp tục rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý ít nhất là hai ngày/lần. Sau khi rơ xong không nên cho trẻ ăn ăn hay bú ngay, mà nên đợi ít nhất 20 phút mới cho bú hoặc ăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *