Bị Bỏng Có Nên Bôi Mật Ong? Mẹo Hay Cần Khám Phá

Mật ong được biết đến như một món quà mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta, đây được xem là một chất kháng khuẩn tự nhiên tuyệt vời đã được các nhà khoa học chứng minh. Không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực làm đẹp, mật ong còn đứng đầu trong danh sách những loại thực phẩm tốt nhất giúp làm lành vết thương, chữa bệnh với vô vàn công dụng thần kỳ. Vậy khi Bị Bỏng Có Nên Bôi Mật Ong? Mẹo hay cần khám phá hôm nay sẽ được bật mí trong bài viết hôm nay

Nhanh chóng làm dịu vết bỏng

Ngay khi bị bỏng, bạn cần sơ cứu tại chỗ để làm dịu vết thương. Việc sơ cứu kịp thời và đúng cách trong 10 phút đầu khi bị bỏng sẽ quyết định rất lớn tới tốc độ lành và tình trạng vết bỏng sau đó.

  • Nhanh chóng làm mát vùng da ngay sau khi bị bỏng bằng cách để dưới vòi nước mát đang chảy. Làm mát vết bỏng trong 5 phút và thấm khô nhẹ nhàng. Chỉ dùng nước trong khoảng thời gian tối đa là 10 phút, dùng lâu hơn sẽ dễ dẫn tới hoại tử phần da thịt ở khu vực bị bỏng.
  • Luôn dùng nước mát xử lý vết bỏng, không dùng nước đá lạnh. Tuyệt đối không dùng đá chườm lên vết bỏng bởi sự tác dụng cùng lúc của nhiệt độ nóng và lạnh sẽ làm tổn thương da bạn nhiều hơn.
  • Bạn sẽ không muốn dùng khăn lau lên vết bỏng đâu vì nó sẽ rất đau. Nên đừng dùng khăn lau mà chỉ nên thấm khô vùng da bị bỏng bằng bông hoặc khăn mềm.

Xác định mức độ bỏng.

Bạn cần định tình trạng vết bỏng của da để xét xem nên dùng mật ong để chữa trị hay nên đi gặp bác sĩ. Bạn chỉ nên dùng mật ong để chữa những vét bỏng nhẹ, tức là bỏng độ 1.

  • Vết bỏng cấp độ 1 là những vết thương ít nghiêm trọng, diện tích nhỏ, thường chỉ ảnh hưởng đến lớp trên cùng của da và có thể gặp ở bất cứ nguyên nhân gây bỏng nào như: Lửa, nhiệt, điện, nước nóng, thức ăn… Cách nhận biết vết bỏng cấp độ 1 là phần bị bỏng có màu ửng đỏ và đau, thường tự lành trong 3 – 6 ngày và không để lại sẹo. Với vết bỏng cấp độ 1 này bạn có thể sử dụng mật ong để điều trị cho tới khi khỏi.
  • Vết bỏng cấp độ 2 là vết bỏng có biểu hiện sưng đỏ, phồng rộp và rất đau rát. Vết bỏng cấp độ 2 nghiêm trọng hơn vết bỏng cấp độ 1 bởi nó tác động tới lớp da sâu hơn. Các vết bỏng này thường lành sau 2 – 3 tuần và sẽ để lại sẹo.
  • Vết bỏng độ 3 sẽ làm tróc lớp ngoài cùng của da. Vùng da bỏng có thể chuyển màu trắng hoặc đen, và vết bỏng có thể bị tê. Tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp khi bạn bị bỏng độ 2 và độ 3. Đó là những vết thương nghiêm trọng.

“Hãy nhớ rằng: bạn chỉ nên tự chữa trị bằng mật ong nếu đó là vết bỏng nhẹ ở độ 1”

Cách dùng mật ong chữa bỏng hiệu quả nhất

Bạn thoa trực tiếp 1 lớp mật ong dày khoảng 1cm lên toàn bộ vết bỏng và vùng da xung quanh để làm giảm bớt mức độ tổn thương của các mô.

Tiếp đó, dùng gạc khô, sạch hoặc gạc y tế không dính. Quấn vùng da bỏng và che kín mật ong sao cho nó không rỉ ra. Bạn lưu ý chỉ băng bó nhẹ tay, không quá kín và quá chặt, dễ gây áp lực làm cho vết thương trở nặng hơn. Đảm bảo phần dính của băng không tiếp xúc với vết bỏng, nếu không, bạn sẽ rất đau khi bóc băng dính.

Nếu bạn dùng gạc tẩm mật ong thay vì rót trực tiếp lên vùng da bỏng, hãy đắp thêm một lớp gạc khô khác lên trên để nó không bị dính vào bất cứ thứ gì.

Thay băng hàng ngày cho đến khi vết thương lành. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, vết bỏng có thể mất 1-4 tuần mới lành. Bạn cần thay băng 2-3 lần/ngày và thoa lại mật ong để giữ ẩm cho vùng da bỏng và chống vi khuẩn. Khi vết thương đã lành, bạn có thể ngừng điều trị

Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng vào bất cứ thời điểm nào, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu không muốn tiếp tục dùng mật ong, bạn có thể ngừng bất cứ lúc nào. Hãy đổi sang dùng kem kháng khuẩn để phòng tránh nhiễm trùng.cho tới khi vết bỏng hồi phục hoàn toàn.

Lượng mật ong sử dụng để trị bỏng

Nhiều bạn thắc mắc, bị bỏng bôi mật ong liều lượng thế nào là hợp lý? Hay bị bỏng nước sôi bôi mật ong và bỏng bô bôi mật ong đều được nhưng liều lượng có khác nhau không?

Về cơ bản, vết bỏng do nước sôi, do bô xe máy hay bất kỳ loại bỏng nào khác ở mức độ nhẹ đều có thể sử dụng mật ong để điều trị. Lượng mật ong sử dụng để trị vết bỏng phụ thuộc vào lượng dịch rỉ ra từ vết thương. Nếu vết thương tiết ra càng nhiều dịch thì bạn càng thoa càng nhiều mật ong.

Bên cạnh đó, số lần thay băng cho những vết bỏng cũng phụ thuộc vào tốc độ mật bị pha loãng bởi dịch tiết ra, bình thường là khoảng 2-3 lần, tuy nhiên, nếu tốc độ dịch rỉ ra nhanh, nhiều làm mật ong bị pha loãng nhiều thì bạn sẽ phải thay băng nhiều hơn.

Khi vết thương bắt đầu được chữa lành thì số lần thay băng cũng ít đi. Chú ý, mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm, ngừa nhiễm trùng, vì vậy không nên rửa sạch mật ong chỗ bị thương.

Tác dụng của mật ong lên vết bỏng – Hiệu quả thế nào?

Mật ong có thể giúp giảm sưng tấy, giảm viêm, nhiễm trùng, giữ ẩm cho vết thương và giúp vết thương nhanh khỏi. Đối với những vết bỏng mức độ nhẹ, bạn có thể cũng sẽ được mật ong xoa dịu một cách thần kỳ

Theo công bố của các nhà khoa học New Zealand, mật ong có thể giúp những vết thương do bị bỏng nhanh chóng liền lại bởi nó là chất khử trùng tự nhiên, có khả loại bỏ tế bào chết và kích thích tái tạo tế bào da mới phát triển.

Một công bố khác của các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Ackland cũng cho thấy, mật ong có công dụng tuyệt vời đối với nhiều dạng vết thương khác nhau, trong đó đặc biệt phát huy tác dụng với các vết thương do bỏng.

Để đảm bảo đạt hiệu quả điều trị tốt nhất đới với vết bỏng, bạn nên sử dụng loại mật ong nguyên chất thay vì mật ong đã qua pha tạp. Hãy nhớ, bạn chỉ nên sử dụng mật ong để điều trị các vết bỏng cấp độ 1. Đối với những vết bỏng có diện tích rộng, độ bỏng sâu thì cần phải tới bác sĩ chuyên khoa để được điều trị theo đúng phác đồ, không nên tự ý chữa trị hay bôi thuốc ở nhà

Trên đây là mẹo chữa lành vết bỏng bằng mật ong mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Đối với những vết bỏng nhẹ ở mức độ 1 thì bạn có thể áp dụng cách này để làm dịu, giảm đau và giúp nhanh lành. Nhưng nếu vết bỏng của bạn nặng hơn thì hãy đi khám bác sĩ nhé. Để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích của mật ong về cách cữa bệnh hay làm đẹp thì hãy theo dõi bài viết của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *