1 ngày Đà Nẵng đẹp trời với thời tiết 38 độ, 1 khách hàng của nhà Mật vội vã gọi hotline của bên mình và hỏi rằng “Liệu bên bạn có bán mật giả hay mật pha tạp gì không? Chứ sao mà bọt khí nổi nhiều dữ vậy?
Mình tin rằng, 90% khách hàng mua mật ong nguyên chất lần đầu tiên tại nhà Mật cũng như mua mật ong mới khai thác (lấy theo mùa hoa từng vùng, và thời gian lấy <2 tháng tới lúc đến tay bạn và mật ong chưa qua xử lý nhiệt) ở nhiều nơi khác, đều gặp ít nhất 1 lần mật ong bị sủi bọt khí phía trên nắp chai.
5 cách đơn giản phân biệt mật ong thật – giả bằng kinh nghiệm cá nhân
Tại sao mật ong bị sủi bọt?
Sủi Bọt khí và khí ga là hiện tượng vật lý bình thường đối với mật ong thô chưa qua xử lý công nghiệp. Bởi thành phần tự nhiên của mật ong nguyên chất chứa rất nhiều hoạt chất enzyme, protein và acid amin tạo độ kết dính cao và có khả năng sản sinh bọt (nếu có tác động ngoại lực thì càng nhiều như rung, lắc), khi để thời gian dài những bọt khí này nổi lên và tích tụ phía trên.
Nhẹ thì nổi 1 lớp bọt khí mỏng, còn nếu nắng nóng lâu ngày và chai mật ong của bạn không được “thở” thì gần như khí ga rất nhiều trong đó, rất dễ xảy ra hiện tượng trào mật ra ngoài nếu mở nắp không cẩn thận!
Nói đến đây, mình chợt nhớ tới chai mật ong cậu bạn người Philippines của mình mua ở siêu thị. Không hề có 1 chút bọt khí nào nổi lên là bởi, những hãng sản xuất mật ong đã xử lí theo quy trình công nghiệp, mật ong được thu hoạch bằng máy móc hoặc công nghệ hiện đại, phấn hoa, sáp ong và các thành phần khác sẽ được lọc sạch và loại bỏ nên nhìn mật ong trông rất trong và đẹp mắt.
Và điều hiển nhiên, là trong quá trình lọc lựa ấy cũng đã lấy đi không ít chất dinh dưỡng nguyên bản mà mật ong vốn có. Hơn nữa, việc sử dụng 1 chai mật ong được sản xuất cách đây…1 năm thì cảm giác sẽ “không an tâm” và “độ tươi” của những loại mật siêu thị đóng chai này sẽ không như bạn nghĩ đâu.
Khi đã dùng mật ong hoa nhãn và hoa cà phê ở nhà Mật, thì việc dùng mật ong mua tại siêu thị sẽ không phải là 1 trải nghiệm tốt, không tin ư? Bạn hãy thử 1 lần nhé.
Đặt hàng lọ dùng thử 100ml mật ong nhà Mật tại đây
Liệu rằng, sủi bọt là do mật ong giả hoặc có tạp chất?
Thật ra, bọt khí nổi lên trong chai mật ong chứng tỏ mật ong mới được thu hoạch, và là 1 trong các dấu hiệu phân biệt mật ong thật giả. Ngoài việc do nhiệt độ cao như khách hàng nhà Mật thắc mắc, thì còn 1 vài nguyên nhân dẫn đến mật ong của bạn mua bị sủi bọt khí, cụ thể:
#1 – Do loại hoa mà ong lấy mật
Mật ong rừng nguyên chất thường có bọt khí rất nhiều, bởi quá trình vắt mật bằng tay thủ công, do nguồn hoa mà ong lấy mật khá đa dạng và bao quanh rừng. 2 loại mật nữa cũng có bọt khí nhiều không kém, là mật ong hoa nhãn và mật ong hoa chôm chôm.
Như hình ảnh chai mật ong hoa nhãn mà nhà Mật chuẩn bị giao cho khách hàng có bọt khí nổi lên rất nhiều.
Mật ong hoa cà phê nguyên chất thì thường ít bọt hơn, nhưng không phải do pha tạp đâu nhé, đó chỉ là do tính chất hoa cà phê khác với hoa nhãn thôi ạ.
#2 – Rung lắc do vận chuyển
Điều này tương tự như khi nhiệt độ tăng cao đột ngột. Việc rung lắc do rót mật, hoặc vận chuyển tới người tiêu dùng sẽ tạo ra bọt khí. Tùy loại mật ong mà lượng bọt nhiều ít khác nhau.
Chỉ cần để một lúc là mật sẽ lắng đọng lại, chỉ còn một ít bọt nổi lên trên miệng chai, nếu bạn muốn nhìn đẹp mắt thì có thể vớt bọt đó đi, còn không thì để vậy, chất lượng mật không hề bị biến đổi.
Liệu rằng việc nổi bọt khí có ảnh hưởng đến chất lượng mật ong?
Câu trả lời là KHÔNG. Việc nổi bọt khí không hề ảnh hưởng tới chất lượng của mật ong. Bạn có thể vớt bỏ đi và tiếp tục sử dụng mật như bình thường. Như mình thì mình thích cảm giác bọt khí như vậy, khá giống với nhìn 1 ly bia mới rót có lớp bọt phía trên, nhìn đã đã mắt sao ấy ^^
Tại sao mật mua về có bọt, nhưng sài vài hôm thì không thấy nữa?
Bởi khi bạn mua về và mở nắp chai ra sử dụng, khí ga đã thoát ra dần và hết nên bọt khí cũng từ đó mà giảm dần và biến mất. Mật ong vẫn được sử dụng như bình thường ạ.
Bạn nên bảo quản nơi thoáng mát để sử dụng được lâu nhất mà không bị biến đổi chất. Lưu ý là vặn nắp chai kín để tránh bị kiến bu vào mật ong.
Cách xử lý mật ong sủi bọt?
- Tránh hiện tượng rung lắc hoặc di chuyển mật ong quá nhiều
- Tránh việc vặn nắp chai, lọ mật ong quá chặt. Nên rót mật cách nắp chai tầm 3cm, để khi bọt khí nổi lên vẫn có không gian để đẩy khí ra ngoài.
- Tự để mật tan bọt và lắng xuống, sau đó bạn có thể dùng đồ vớt bọt ra ngoài.
Trên đây là những thắc mắc khách hàng nhà Mật thường gặp khi mua mật ong, còn bạn thì sao? Bạn có thắc mắc hay những câu hỏi cần giải đáp? Hãy để bình luận phía dưới hoặc liên hệ HOTLINE: 0935.147.325 để được giải đáp bạn nhé. Cảm ơn bạn!