Vào một ngày đẹp trời, bạn thấy chai mật ong trong tủ có lớp trắng như đóng đường dưới đáy. Chắc hẳn khi nhìn thấy hiện tượng này lần đầu tiên, ai ai cũng hoang mang và nghĩ ngay đến việc, lọ mật ong đó là giả, là pha đường. Vậy, đó có phải là sự thật không? và bạn có cần phải vứt chai mật ong đó ngay hay không? Mời bạn xem qua kinh nghiệm của nhà ong 20 năm tại MẬT giải thích về vấn đề này.
Tại sao mật ong bị đóng đường?
Đóng đường (hay kết tinh) là hiện tượng mật ong chuyển từ dạng lỏng sang dạng hạt (bao gồm cả hạt mịn và hạt to/thô). Ở nhiệt độ thích hợp, mật ong sẽ kết tinh ở dạng mịn, sau đó chuyển sang kết tinh dạng hạt. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở thân chai, miệng chai thậm chí là toàn bộ chai mật ong – điều này tùy thuộc vào loại mật ong.
Theo Wiki, mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Thành phần chủ yếu của mật ong là đường Fructose (khoảng 38,5%) và đường Glucose (khoảng 31,0%). Khi để mật ong ở trong môi trường có nhiệt độ dưới 20 độ C, hàm lượng đường Glucose sẽ tự động tách nước và tạo nên mầm kết tinh, từ đó mật sẽ dần dần chuyển sang dạng mịn và cuối cùng là ở dạng hạt. Theo thời gian dài, lượng đường này sẽ lắng dần xuống dưới đáy và kết tinh trong chai chứa mật ong.
Vậy nên, nếu mật ong có lượng đường Glucose càng cao thì sự kết tinh hay đóng đường sẽ càng dễ dàng.
Mật ong bị đóng đường là mật ong thật hay giả?
Như đã phân tích ở trên, việc mật ong bị đóng đường là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên của mật ong nguyên chất thật. Vì vậy, chúng ta không thể quy chụp rằng mật ong là giả khi nhìn thấy chai mật ong trong tủ nhà bị đóng đường bạn nhé. Bạn cũng đừng vội vứt chai mật ong đi khi thấy hiện tượng đường kết tủa dưới đáy chai mà cùng xem cách xử lí ngay phía dưới nha bạn.
Cách xử lý khi mật ong bị đóng đường
Do nhiệt độ môi trường hạ đột ngột (<20 độ C vào mùa đông) hoặc do bạn bè chỉ bạn cách thử mật ong thật bằng cách bỏ ngăn tủ lạnh (cách này rất nhiều người sử dụng để phân biệt mật ong thật giả – tuy nhiên bạn biết đấy, sau khi đọc bài viết này thì bạn biết rằng đó không phải là cách thử mật ong rồi đúng không) thì chai mật ong mới bị kết tinh như vậy. Cách xử lý cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần cho chai mật ong đó vào chậu nước nóng (lưu ý là chai mật ong đã đậy kín nắp). Hãy đảm bảo lượng nước nóng trong chậu phải ngập tới phần bị kết tinh. Ngâm cho đến khi nước nguội, nếu chai mật ong vẫn chưa hết kết tinh thì bạn tiếp tục thay nước nóng mới và lặp lại.
Mật ong bị đóng đường có dùng được không
Thật ra, mật ong kết tinh vẫn sử dụng bình thường vì tính chất lý hóa và thành phần của chai mật ong không đổi. Tuy nhiên về tính thẩm mỹ, hoặc bạn muốn sử dụng để làm mặt nạ cho da thì rã đông mật ong bị kết tinh cũng là cấp thiết.
Mật ong rừng có bị đóng đường không?
Mật ong rừng hay mật ong nguyên chất đều có thể bị đóng đường khi ở nhiệt độ thấp bạn nhé. Tùy thuộc vào loại hoa mà ong hút mật mà nhiệt độ đóng đường là khác nhau.
Một số loại mật ong (bao gồm cả mật nuôi & mật rừng) rất khó bị Kết tinh, đóng đường bao gồm:
Mật Ong Hoa Nhãn
Mật Ong Hoa Cà Phê
Mật ong rừng cuối mùa
Như mật ong tại nhà MẬT, 100% là mật ong nguyên chất từ hoa cà phê và hoa nhãn, thì hiện tượng đóng đường nhà MẬT vẫn chưa thấy khách phản hồi. Trong thí nghiệm nhiệt độ đóng đường của mật ong tại nhà MẬT, Ở nhiệt độ thấp (20 độ C) mật ong đặc quánh hơn, và khoảng 10 độ C thì có xuất hiện kết tinh dưới đáy chai.
Hi vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã gỡ bỏ được khúc mắc về việc tại sao, cách xử lí khi chai mật ong bị đóng đường, nếu có thêm câu hỏi bạn vui lòng để bình luận phía dưới, nhà MẬT sẽ giải đáp thắc mắc cùng bạn.